Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Góp phần đấu tranh phòng ngừa các hoạt động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới tại tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài 333,403 km, với 7 huyện biên giới và 40 xã, thị trấn biên giới giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây (Trung Quốc). Nơi đây, phần lớn là đồng bào DTTS sinh sống, có mối quan hệ dân tộc xuyên biên giới phát triển tương đối mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.

Hội nghị tuyên truyền thông tin đối ngoại vùng dân tộc thiểu số tại huyện Quảng Hòa

Tỉnh Cao Bằng có vị trí quan trọng trong công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Trong đó, công tác thông tin đối ngoại là một trong những nhiệm vụ ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm, thể hiện ở các mức độ và phạm vi khác nhau tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là công tác quan trọng góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và sự phát triển của đất nước nói chung, trong đấu tranh phòng ngừa hoạt động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới nói riêng, góp phần ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động.

Thực hiện Kế hoạch số 1533-/KH-SNgV ngày 13/10/2022 của Sở Ngoại vụ Cao Bằng về "Thực hiện nội dung Thông tin đối ngoại vùng dân tộc thiểu số" theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Sở Ngoại vụ tỉnh Cao Bằng phối hợp cùng UBND các huyện biên giới triển khai hội nghị tuyên truyền về công tác đối ngoại trong tình hình mới cho cán bộ cấp huyện, cấp xã, xóm, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS năm 2022, góp phần tăng cường đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời cũng góp phần đấu tranh phòng ngừa hoạt động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới thể hiện cụ thể trên những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, Tuyên truyền, triển khai các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có quan hệ dân tộc xuyên biên giới. Trên cơ sở triển khai công tác đối ngoại, thực hiện quản lý biên giới và cửa khẩu theo các văn kiện pháp lý, thỏa thuận về biên giới đã ký kết; thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại theo Quyết định 2805-QĐ/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng “Về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại” ngày 23/6/2020, là cơ sở vững chắc để triển khai công tác thông tin đối ngoại. Đặc biệt, triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền về 03 văn kiện pháp lý trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Góp phần giúp đồng bào DTTS nắm được các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của Việt Nam; giữ gìn, phát huy quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triến với các quốc gia; nâng cao nhận thức về quan hệ dân tộc xuyên biên giới trong đồng bào DTTS.

Thứ hai, Thông qua các hội nghị tuyên truyền trực tiếp góp phần nhận diện, phát hiện “từ sớm, từ xa” âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do tính chất phức tạp, nhạy cảm và liên quốc gia trong quan hệ dân tộc xuyên biên giới mà các tổ chức, lực lượng hoạt động trong phạm vi nội tỉnh khó nắm bắt kịp thời âm mưu, thủ đoạn, hoạt động của các thế lực thù địch, dẫn tới bị động trong giải quyết những vấn đề nảy sinh. Thực tế những năm qua, công tác thông tin đối ngoại đã “phát huy được thế mạnh để hóa giải, xử lý từ sớm, từ xa các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, nhất là thông qua các phương thức tuyên truyền, trao đổi, xây dựng lòng tin, cảnh giác, đón đầu các hoạt động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới trong đồng bào DTTS. Trên cơ sở đó, kịp thời thông tin đến các tổ chức, lực lượng và quần chúng nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác, chủ động xây dựng phương án và tổ chức đấu tranh hiệu quả, không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Thứ ba, Phối hợp hiệu quả giữa công tác thông tin đối ngoại với nhiệm vụ của  các cấp, ngành, các tổ chức, lực lượng, nhất là trong triển khai nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý và bảo vệ vùng biên giới, tạo sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân trong góp phần giữ gìn, phát huy quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển với các quốc gia và đấu tranh với các hoạt động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Thứ tư, Công tác thông tin tuyên truyền góp phần quan trọng trong việc nâng cao tình đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm, tinh hoa văn hoá của nhân dân thế giới; góp phần cùng nhân dân thế giới đấu tranh vì hoà bình, hợp tác và phát triển quản lý biên giới quốc gia, tạo môi trường hòa bình, ổn định khu vực biên giới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng biên giới; tham gia xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, tạo “sức đề kháng” cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn và hành động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới của các thế lực thù địch, phản động.

Trong giai đoạn hiện nay các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá nước ta, đòi hỏi các cấp, ngành, lực lượng cần tiếp tục phát huy tốt vai trò của công tác thông tin đối ngoại nhằm đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới. Có thể nói, vai trò của công tác thông tin đối ngoại trong đấu tranh phòng ngừa các hoạt động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới tại tỉnh Cao Bằng đang được quan tâm thông qua các hoạt động tuyên truyền, tạo thế chủ động trong phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hành động lợi dụng quan hệ dân tộc xuyên biên giới của các thế lực thù địch, phản động. 

Nguyễn Cẩm
Có thể bạn quan tâm
1 2 3 
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang