Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đưa quan hệ song phương Việt Nam - Hy Lạp đi vào thực chất, hiệu quả

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou sẽ góp phần củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt như chính trị-ngoại giao, kinh tế, văn hóa, du lịch…, đưa quan hệ song phương đi vào thực chất, hiệu quả.

Đưa quan hệ song phương Việt Nam - Hy Lạp đi vào thực chất, hiệu quả 

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15-19/5/2022. Chuyến thăm  chính thức Việt Nam của Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19, song trao đổi, tiếp xúc giữa lãnh đạo hai bên tiếp tục được duy trì.

Nước Cộng hòa Hy Lạp Phía Nam bán đảo Balkan, có diện tích 131.940 km2,  dân số 10,569 triệu người (năm 2021), phía Đông Nam Châu Âu. Phía Bắc tiếp giáp với Albania, Macedonia và Bulgaria, phía Đông tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và biển E-giê (Aegean), phía Nam giáp biển Địa Trung Hải, phía Tây giáp biển Ionian. Ngoài phần đất liền, Hy Lạp còn có  khoảng 3000 hòn đảo nằm rải rác từ biển Ionian đến biển E-giê, trong số đó 1200 đảo có người sinh sống. Crete là đảo lớn và đông dân nhất. GDP: 339,7 tỉ USD (năm 2021), GDP đầu người: 31.821 USD (năm 2021), Tăng trưởng GDP 4 % (2021).

Đất nước Hy Lạp là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nền văn minh quanh khu vực Địa Trung Hải. Dưới thời Vua Alexandros Đại đế (thế kỷ IV trước Công nguyên), người Hy Lạp đã có những cuộc bành trướng rộng khắp Ai Cập, Ba Tư và Ấn Độ, dẫn tới ảnh hưởng văn hóa của Hy Lạp lan rộng, kéo dài từ biển E-giê đến vùng Cáp-ca-dơ Trung Á. Sau này, khi Đế chế La Mã thành lập và trở nên hùng mạnh, Hy Lạp đã trở thành một tỉnh của La Mã nhưng văn hóa, tinh hoa Hy Lạp cổ đại vẫn được duy trì và phát triển và là nền móng của văn minh phương Tây hiện đại. Hy Lạp là nơi ra đời Thế vận hội (Olympic) đầu tiên vào năm 776 trước Công nguyên, khởi nguồn của Thế vận hội Olympic hiện đại ngày nay.

Hiện nay, Hy Lạp theo chính thể Cộng hòa đại nghị. Người đứng đầu Nhà nước là Tổng thống, do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm tối đa được bầu 2 nhiệm kỳ. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng do Tống thống chỉ định lãnh đạo đảng nắm đa số phiếu bầu. Cơ quan lập pháp là Quốc hội một viện có 300 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, bầu cử 4 năm/lần. Tuy nhiên Tổng thống có quyền giải tán Quốc hội và tổ chức bầu cử sớm.

Hy Lạp là quốc gia biển, có nghề truyền thống là vận tải biển từ thời cổ đại và hiện nay, vận tải biển là ngành công nghiệp quan trọng nhất của Hy Lạp chiếm 6,5% GDP, sử dụng khoảng 260.000 người (7% lực lượng lao động). Hy Lạp kiểm soát đội tàu buôn lớn nhất thế giới với tổng trọng tải 334.649.089 tấn và sở hữu 5226 tàu, chiếm 20% lượng tàu trên thế giới, dẫn đầu thế giới về tổng giá trị tàu với hơn 100 tỷ USD. Hy Lạp xếp hạng đầu cho tất cả các loại tàu, trong đó đứng đầu về tàu chở dầu và tàu chở hàng rời.

Ngành kinh tế mũi nhọn thứ 2 của Hy Lạp là du lịch. Hy Lạp là quốc gia rất có kinh nghiệm làm du lịch với lượng khách du lịch vẫn tăng đều hàng năm bất chấp khủng hoảng kinh tế tại Hy Lạp. Năm 2018, khách du lịch nước ngoài tới Hy Lạp đạt 30 triệu người (dân số Hy Lạp khoảng 10 triệu người). 

Các ngành kinh tế mũi nhọn của Hy Lạp bao gồm: Du lịch, vận tải biển, đóng tàu, dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, dầu khí, chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc lá... Hy Lạp có các các công ty, tập đoàn nổi tiếng như:  Alpha Bank (ngân hàng), ANEK Lines, Attica Holdings, Euroseas, Danaos Corporation (vận tải biển), Domenico (thuốc lá), Hellenic Aerospace Industry (hàng không vũ trụ), Hellenic Petroleum (dầu khí)…

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1960-1980), Hy Lạp chỉ chú trọng tới đầu tư trong nước nhưng từ những năm 1980, 1990 trở lại đây, Hy Lạp bắt đầu quan tâm đầu tư ra nước ngoài (FDI). Tổng FDI từ năm 2005 đến 2017 của Hy Lạp ra nước ngoài đạt hơn 21 tỷ USD, chủ yếu tập trung tại các nước khu vực Balkan (Bulgaria, Romania, Albania, FYROM, Serbia…). Hy Lạp là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Serbia và FYROM, Bulgaria và Albania, chủ yếu trong các ngành: dịch vụ (ngân hàng, tài chính, viễn thông, bảo hiểm, du lịch), công nghiệp (chế biến thực phẩm, dệt may, xây dựng…).

Hy Lạp đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Hy Lạp với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, đồng thời giao cho nhiều cơ quan phụ trách (Cơ quan phụ trách Đầu tư vào Hy Lạp, Bộ Ngoại giao, Bộ Phát triển, Phòng Thương mại và Công nghiệp Athens, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kinh tế và tài chính...). Tính từ 2005 đến hết năm 2018, vốn đầu tư nước ngoài vào Hy Lạp đạt 50 tỷ USD  (phần lớn từ các nước châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Síp..), tập trung vào các ngành: du lịch, năng lượng, hóa chất, viễn thông, ngân hàng.

Hy Lạp là thành viên chính thức của NATO và EU. Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hy Lạp là châu Âu, Mỹ, đồng thời tranh thủ các nước Ban Căng. Mỹ đánh giá cao tầm quan trọng của Hy Lạp trong sườn phía Nam NATO.

Với các nước láng giềng, có một số vấn đề tồn tại do lịch sử để lại (lãnh thổ, dân tộc) nên quan hệ của Hy Lạp với một số nước có lúc trở nên căng thẳng như với Thổ Nhĩ Kỳ (về vùng biển E-giê và vấn đề Síp), với An-ba-ni (về vấn đề kiều dân Hy Lạp) và Ma-xê-đô-ni-a (đất đai). Thời gian gần đây, quan hệ Hy Lạp – Thổ Nhĩ Kỳ đã được cải thiện tích cực, hai nước đang phối hợp với nhau để đối phó với khủng hoảng di cư.

Đối với các khu vực ngoài châu Âu, Hy Lạp quan hệ có chọn lọc. Hy Lạp có quan hệ tốt cả về chính trị lẫn kinh tế với các nước Trung Đông và Bắc Phi, quan hệ với châu Á và châu Mỹ La-tinh chủ yếu mới ở mức xã giao, quan hệ kinh tế chưa phát triển.

Việt Nam và Hy Lạp thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/4/1975. Việt Nam và Hy Lạp có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa lâu đời, có vị trí địa chính trị quan trọng, đều là nước nhỏ đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và thường xuyên bị các nước lớn dòm ngó, đe dọa, chèn ép. Nhân dân Hy Lạp và Đảng Cộng sản Hy Lạp có thiện cảm đối với nhân dân Việt Nam, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Đảng Cộng sản Hy Lạp nhiều lần ra tuyên bố lên án đế quốc Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam, tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình ủng hộ Việt Nam. 

Tháng 3/2007, Hy Lạp mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 12/2010, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Athens. Ngày 26/3/2012, Việt Nam chính thức khai trương Đại sứ quán. 

Trong thời gian qua, mặc dù phải giải quyết khủng hoảng nợ công với nhiều vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội, đối phó với khủng hoảng di dân và tỵ nạn, tập trung vào quan hệ với châu Âu và các định chế tài chính, Bạn vẫn rất coi trọng quan hệ với Việt Nam. 

Quan hệ kinh tế Việt Nam-Hy Lạp còn khiêm tốn. Tuy nhiên, trao đổi thương mại song phương tăng trưởng khá nhanh trong 5 năm gần đây. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Hy Lạp tăng mạnh và Việt Nam luôn xuất siêu ở mức cao. Tuy nhiên, trao đổi thương mại song phương tăng trưởng khá nhanh trong 5 năm gần đây. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Hy Lạp tăng mạnh và Việt Nam luôn xuất siêu ở mức cao. Năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Hy Lạp đạt hơn 446 triệu USD, tăng 33% so với năm 2020.

Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Hy Lạp gồm: Giày dép (18 triệu USD) và dệt may (3,6 triệu USD), thủy sản (5,8 triệu USD ) và đồ gỗ (2,6 triệu USD). Thời gian gần đây, hạt điều, cà phê và sản phẩm sắt, thép là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào Hy Lạp khá cao. Đặc biệt, từ năm 2013, xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động sang Hy Lạp tăng đột biến đạt từ 73.9 triệu USD năm 2014 lên 116 triệu USD năm 2020, trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất vào thị trường này. Ngoài ra các mặt hàng rau quả, cao su... tuy có giá trị thấp nhưng cũng có tiềm năng. Theo chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ Hy Lạp còn thấp, tập trung vào một số mặt hàng chính bao gồm giấy và bìa, nguyên liệu sản xuất thuốc lá… với khối lượng nhỏ.. 

Về đầu tư, Hy Lạp có 05 dự án nhỏ với tổng số vốn 110,000 USD trong các lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, khoa học công nghệ và truyền thông.  Việt Nam chưa có dự án đầu tư nào tại Hy Lạp.  Năm 2013, Hy Lạp đặt đóng mới 6 tàu biển tại Việt Nam trị giá 200 triệu USD. Hy Lạp chưa cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam, nhưng đã có một số hoạt động hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào lũ lụt, người khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam... (xây trường học tại Huế trị giá 200.000 USD, ủng hộ 100.000 USD cho quỹ chất độc màu da cam, tặng 100 xe lăn cho Tổ chức hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam ....).

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou sẽ góp phần củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt như chính trị-ngoại giao, kinh tế, văn hóa, du lịch…, đưa quan hệ song phương đi vào thực chất, hiệu quả.

CÁC HIỆP ĐỊNH KHUNG ĐÃ KÝ GIỮA HAI NƯỚC: 

- Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, công nghiệp và công nghệ giữa hai nước (1996).
- Hiệp định khung về Hợp tác du lịch (2007).
- Hiệp định về hợp tác Văn hoá (2008).
- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (2008).
- Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước (2008).
- Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển Hy Lạp (2008).
- Hiệp định Vận tải hàng không (2009).
- Hiệp định Hợp tác Du lịch (2013).
- Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao (2018).
Các Hiệp định đang đàm phán giữa hai nước:
- Hiệp định tránh đánh thuế trùng.
- Hiệp định hợp tác hàng hải.

TRAO ĐỔI ĐOÀN CẤP CAO: 

Đoàn ra: 
+ 2/1998     Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm. 
+ 6/2008     Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
+ 6/2009     Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm. 
+ 7/2013     Phó chủ tịch Quốc Hội Uông Chu Lưu.
+ 7/2018     Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
+ 9/2019     Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình
+ 11/2021   Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

- Đoàn vào: 
+ 8/1997      Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Hy Lạp.
+ 10/2004    Bộ trưởng Ngoại giao Petro Moliviatis dự HNCC ASEM 5.
+ 5/2007      Thủ tướng Kostas Karamanlis. 
+ 10/2008    Tổng thống Karolos Papoulias.
+ 2/2017      Bộ trưởng Ngoại giao Nikos Kozias.


Theo dangcongsan.vn
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang