Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Cao Bằng: Tập trung phát triển dịch vụ, kinh tế cửa khẩu

Huyện Quảng Hòa phát huy nội lực, sử dụng hiệu quả nguồn lực, khai thác lợi thế, tiềm năng, thế mạnh địa phương, tập trung phát triển thương mại dịch vụ, kinh tế cửa khẩu. Hạ tầng kinh tế cửa khẩu từng bước được đầu tưa đồng bộ, thương mại biên giới góp phần tích cực vào phát triển KT - XH địa phương, đời sống nhân dân khu vực biên giới từng bước được cải thiện.

Hạ tầng Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng (Quảng Hòa) từng bước được đầu tư hoàn thiện.

Đến nay, Khu kinh tế Cửa khẩu Tà Lùng có 35 dự án được cấp chứng nhận đầu tư hoặc chủ trương đầu tư với tổng nguồn vốn 5.615 tỷ đồng và 20 triệu USD của 27 công ty, doanh nghiệp. Trong đó có 7 dự án FDI đăng ký đầu tư 399 tỷ đồng và 20 triệu USD, 28 dự án trong nước đăng ký đầu tư 5.216 tỷ đồng.

Trong năm 2019, Khu kinh tế cửa khẩu thu hút Tập đoàn TH đến tìm hiểu và đầu tư Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tỉnh Cao Bằng với số vốn trên 4.000 tỷ đồng, quy mô trên 67 ha. Phối hợp giải phóng mặt bằng và bàn giao đất thực hiện Dự án Trung tâm Văn hóa hữu nghị Tà Lùng; Dự án cầu đường bộ 2 Tà Lùng (Việt Nam) - Thủy Khẩu (Trung Quốc) và nhiều dự án bến bãi, thương mại dịch vụ khác…

Huyện tập trung nguồn lực đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, đặc biệt là thương mại biên giới. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp. Đến năm 2020, tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm 35%; công nghiệp - xây dựng chiếm 35%; thương mại - dịch vụ chiếm 30%.

Tổng mức doanh thu và bán lẻ hàng hóa năm 2019 đạt 204,5 tỷ đồng, tăng 230% so với năm 2015, tăng bình quân 18,1%/năm. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 đạt trên 545,6 tỷ đồng, tăng 67,4% so với năm 2015. Hoạt động thương mại nội địa gắn với hệ thống chợ và cửa hàng bán lẻ hàng hóa phát triển mạnh ở khu vực đô thị và vùng nông thôn.

Xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới được duy trì; tranh thủ huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở Khu kinh tế cửa khẩu; thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hướng tới xuất khẩu. Duy trì các cuộc hội đàm, trao đổi, ký kết hợp tác thúc đẩy thông thương hàng hóa qua cửa khẩu; luân phiên tổ chức các hội chợ triển lãm quốc tế Tà Lùng (Việt Nam) - Thủy Khẩu (Trung Quốc); tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của địa phương... tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2015 - 2019 đạt 335,2 triệu USD/năm. Huy động các nguồn lực trên 646 tỷ đồng thực hiện 387 dự án đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Hệ thống hạ tầng cơ sở cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển, hạ tầng đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc.

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quảng Hòa Nguyễn Thành Hải khẳng định: Phát huy kết quả đạt được, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ và nhân dân huyện Quảng Hòa quyết tâm xây dựng huyện  phát triển toàn diện và bền vững. Huy động nguồn lực tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng công nghiệp; tăng cường xúc tiến đầu tư, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, thân thiện môi trường, nhất là tại khu vực Cửa khẩu Tà Lùng và thị trấn Hòa Thuận.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nhanh các loại hình dịch vụ. Tăng cường xúc tiến thương mại, huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn gắn với hình thành trung tâm thương mại khu vực đô thị Quảng Uyên, Phục Hòa. Duy trì, luân phiên tổ chức Hội chợ thương mại - du lịch quốc tế Tà Lùng (Việt Nam) - Thủy Khẩu (Trung Quốc) và đề nghị Trung ương, tỉnh đưa hội chợ Tà Lùng (Việt Nam) - Thủy Khẩu (Trung Quốc) vào kế hoạch chung hằng năm.

Xuất hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng (Quảng Hòa).

Cùng với đó, huyện đẩy mạnh khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thu hút khách du lịch. Phối hợp với huyện Long Châu (Trung Quốc) đẩy mạnh hoạt động thể thao kết hợp du lịch qua biên giới, liên kết với các địa phương trong và ngoài tỉnh hình thành các tuyến, điểm du lịch liên vùng.

Kêu gọi, xúc tiến đầu tư các dự án du lịch trọng điểm gắn với phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa bản địa, cảnh quan, môi trường, Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, nhất là khu du lịch hồ Thang Hen, làng du lịch cộng đồng Pác Rằng, điểm du lịch sinh thái dọc sông Bắc Vọng, sông Bằng… tạo động lực phát triển đột phá du lịch địa phương.

Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ giao thông, vận tải, kêu gọi đầu tư xây dựng, hoàn thiện các bến bãi, kho tàng tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Tà Lùng, xây dựng bến xe, điểm đón trả khách tại các trung tâm đô thị và khu vực đông dân cư thuộc địa bàn.

Theo Báo Cao Bằng
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang