Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
Sáng 6/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương; các hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam và Đại sứ các nước thành viên EU tại Việt Nam.

Sáng 6/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Tham dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương; các hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam và Đại sứ các nước thành viên EU tại Việt Nam.

 Tại điểm cầu Cao Bằng có các đồng chí: Nông Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Trung Thảo, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện: Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quảng, Quảng Hòa và Thành phố; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ, Câu lạc bộ Nữ doanh nhân. 

Description: http://img.baocaobang.epi.vn/Uploaded/thanglv/2020_08_06/IMG_681.jpg

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, được ví như "con đường cao tốc" hướng Tây, kết nối Việt Nam với một không gian thị trường hơn 450 triệu dân và có tiềm năng hàng đầu thế giới. Đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU. Hiệp định thế hệ mới này được kỳ vọng hỗ trợ Việt Nam và EU đẩy mạnh các nỗ lực khôi phục kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.

Nhằm bảo đảm việc thực thi Hiệp định đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực thi Hiệp định của Chính phủ với 5 nhóm nội dung lớn gồm: Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các nước EU; công tác xây dựng pháp luật, thể chế; các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Mỗi nhóm công việc này được xây dựng với những nội dung, hành động chi tiết phân công cho từng bộ, ngành với thời gian triển khai cụ thể. 

Tại Hội nghị, lãnh đạo Bộ Công Thương, cơ quan điều phối việc thực thi Hiệp định EVFTA trình bày tổng quan Kế hoạch thực thi Hiệp định EVFTA của Chính phủ và những vấn đề các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý để bảo đảm thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA. Đồng thời, một số bộ, ngành, địa phương trình bày tham luận, trao đổi đề xuất, giải pháp về 6 nhóm vấn đề lớn liên quan đến công tác truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và FTA nói riêng; các giải pháp để tận dụng hiệu quả cam kết; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp; các yếu cầu về phát triển bền vững; vấn đề về phát triển hạ tầng cơ sở để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả; vấn đề về cạnh tranh trên thị trường nội địa với các sản phẩm của EU. 

Hội nghị nghe đại diện Hiệp hội và doanh nghiệp phát biểu ý kiến, kiến nghị những vấn đề liên quan, tác động trực tiếp đến tính hiệu quả của việc triển khai Hiệp định cũng như tận dụng những cơ hội để doanh nghiệp thực thi Hiệp định EVFTA đạt hiệu quả.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần có những hành động cụ thể, thiết thực để thực thi hiệp định này một cách hiệu quả nhất. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề; phát triển kết cấu hạ tầng, vì đây là yêu cầu hàng đầu để sản xuất, kinh doanh hiệu quả; tiếp tục cải cách thể chế tốt hơn nữa. Đẩy mạnh công tác truyền thông phù hợp với từng đối tượng, ngành hàng; doanh nghiệp và người dân cần khai thác hiệu quả Internet, ứng dụng công nghệ thông minh; cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ điện tử... Việc mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư cùng với những cam kết về việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận rộng rãi hơn thị trường Việt Nam.                         

Theo BCB
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang