Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đồng chí Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2022
Sáng 10/1, Bộ Ngoại giao tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Tham dự có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; hơn 700 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; cán bộ ngoại giao trong và ngoài nước qua các thời kỳ. Hội nghị được kết nối với điểm cầu 63 tỉnh, thành phố cả nước. Đồng chí Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì Hội nghị.

 

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng.

Dự hội nghị tại điểm cầu Cao Bằng có đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, đơn vị: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Ban Quản l‎ý Khu kinh tế tỉnh; UBND các huyện: Quảng Hòa, Thạch An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang.

Khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Hội nghị là nhằm nhìn lại một năm thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc, của Thủ tướng Chính phủ và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá năm 2022, công tác đối ngoại đã góp phần tiếp tục củng cố vững chắc cục diện đối ngoại thuận lợi cho giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; phối hợp chặt chẽ với quốc phòng, an ninh và các bộ, ngành, địa phương liên quan xử lý đúng đắn, kịp thời các vấn đề biên giới lãnh thổ, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo; đạt những kết quả rất quan trọng về phân định, giải quyết một số vấn đề trên biển, trên bộ phù hợp với luật pháp quốc tế và lợi ích quốc gia dân tộc.

Công tác ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh, đóng góp thiết thực vào ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, thu hút đầu tư, du lịch, mở rộng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc kỷ lục 700 tỷ USD.

Đối ngoại đa phương đã chủ động, tích cực đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế tại nhiều diễn đàn đa phương; công tác xây dựng và phát triển ngành Ngoại giao đã đạt nhiều tiến bộ.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ là minh chứng cho sự quan tâm đặc biệt và sâu sát của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Thủ tướng Chính phủ đối với công tác đối ngoại và ngoại giao, là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao, quý báu đối với ngành Ngoại giao đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với tâm thế và khí thế mới.

Bộ trưởng khẳng định cùng với đất nước, ngành Ngoại giao đang bước sang giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy và hành động, với quyết tâm cao xây dựng ngành Ngoại giao thực sự trong sạch, vững mạnh, toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp.

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023.

Tại Hội nghị, các tham luận tại Hội nghị đánh giá dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và trực tiếp là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại trọng yếu, đồng thời nỗ lực củng cố, xây dựng ngành Ngoại giao toàn diện, hiện đại, trong sạch, vững mạnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ngành ngoại giao chủ động dự báo tình hình, thích ứng kịp thời, bản lĩnh và linh hoạt trong đấu tranh, ứng xử ngoại giao; chủ động đi trước mở đường cho phát triển đất nước; bảo vệ "từ sớm", "từ xa", "giữ nước từ khi nước chưa nguy", không để bị động bất ngờ; dám nghĩ, dám làm; bám sát tinh thần "lấy người dân, doanh nghiệp, địa phương là trung tâm phục vụ", bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Thủ tướng yêu cầu ngành Ngoại giao thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, cần có những đối sách linh hoạt, uyển chuyển, thực tế, thích hợp.

Phát huy mạnh mẽ bản sắc “cây tre Việt Nam”, giữ vững thế ổn định và vươn lên nhờ “gốc vững” là kiên định độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo, cơ động trong sách lược, ứng xử với phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi. Thời gian tới, ngành ngoại giao nỗ lực lớn hơn, quyết tâm cao hơn, khơi dậy tâm huyết, trí tuệ của mỗi cán bộ ngành ngoại giao để cống hiến cho đất nước.

Từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”, “là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Về hợp tác và đấu tranh, từ quan niệm “địch”, “ta”, chuyển sang cách nhìn nhận về đối tác, đối tượng. Bên cạnh đó, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò chủ động của ngoại giao kinh tế trong mở rộng thị trường xuất khẩu, từng bước đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, nỗ lực đưa nền kinh tế Việt Nam vào vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị gia tăng và chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Vi Trường
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang