Toàn cảnh buổi làm việc
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Ban điều phối dự
án hỗ trợ kinh doanh nông hộ đã giới thiệu tiềm năng phát triển sản xuất chuỗi
giá trị nông nghiệp an toàn trên địa bàn tỉnh. Theo đó hiện tỉnh đang duy trì và sản xuất một số chuỗi nông nghiệp ưu
tiên từ cây công nghiệp, cây trồng có giá trị kinh tế cao như: thạch đen, mía,
lạc, thuốc lá; chuỗi rau, củ, quả; chuỗi cây dược liệu (sâm bản địa, hà thủ ô,
tam thất); chuỗi cây ăn quả đặc hữu (dẻ, lê, mận); chuỗi miến dong, chuỗi gia
vị (gừng, sả, ớt); chuỗi bò, lợn đen… Các chuỗi nông nghiệp tạo thuận lợi trong
phát triển nông nghiệp hữu cơ, áp dụng công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất
tuần hoàn, tái tạo nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo hướng bền vững,
thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp, tham quan làng nghề. Tỉnh đề xuất xây dựng quá trình sản
xuất nông nghiệp theo quy trình khép kín thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật tại các xã trọng điểm thuộc các huyện: Nguyên Bình, Hà Quảng,
Thạch An, Hòa An và Thành phố. Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp tuần
hoàn gồm: Dự án phát triển dâu tây công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái của
tỉnh Cao Bằng; Dự án phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp tuần hoàn thạch đen;
Phát triển chuỗi gia vị hữu cơ tỉnh Cao Bằng và Dự án phát triển du lịch sinh
thái gắn với nông nghiệp với tổng ngân sách cho các dự án trên 47,5 triệu USD.

Ông
Cho Han Deog, Giám đốc Quốc gia KOICA tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm
việc
Sau khi trao đổi các nội dung, ý
tưởng, đề xuất thực hiện dự án, ông Cho Han Deog, Giám đốc Quốc gia KOICA
Việt Nam đánh giá cao những đề xuất của tỉnh trong phát triển nông nghiệp phù
hợp với lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương. Những kiến nghị, đề xuất hỗ
trợ phát triển các dự án, chương trình, KOICA sẽ cử đoàn chuyên gia khảo sát
các điều kiện để thực hiện hỗ trợ, đầu tư. Chủ động liên hệ với các đơn vị, tổ
chức tiến hành đầu tư để tiếp thu những kinh nghiệm trong thực hiện đầu tư tại Cao
Bằng, tránh trùng lặp các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh.
Thay
mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hải Hòa cảm ơn Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Hàn Quốc đã đến thăm, làm việc tại Cao Bằng. Mong muốn thời gian tới,
KOICA thực sự là cầu nối để phát triển sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn thích ứng
với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, tư vấn cho tỉnh lựa chọn sản phẩm nông
nghiệp có thế mạnh để phát triển về chiều sâu, ổn định, có chỗ đứng trên thị
trường. Chỉ ra những sản phẩm tiềm năng để phát triển theo hướng thương mại
hóa, xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời, tạo điều kiện giúp
đỡ Cao Bằng duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các đối tác của Hàn
Quốc, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và trao đổi lẫn nhau thông qua nguồn
viện trợ không hoàn lại cho các dự án nông nghiệp. Cam kết luôn cầu thị, lắng
nghe, tiếp thu những ý kiến của đoàn chuyên gia KOICA đến khảo sát, tích cực
cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi nhất về thủ tục, chính
sách đầu tư cho các doanh nghiệp để việc hợp tác đi vào thực chất, đạt hiệu
quả.

Đoàn công
tác Koica tham quan quy trình bảo quản nguyên liệu và sản xuất thạch đen tại
Cơ sở sản xuất thạch đen Hằng Hoàng, xóm Nà Cốc, xã Lê Lai (Thạch An).
Trước đó, chiều 25/4 đoàn công tác Koica
đã đến tham quan quy trình bảo quản nguyên liệu cây thạch đen và sản xuất thạch
đen tại Cơ sở sản xuất thạch đen Hằng Hoàng, xóm Nà Cốc, xã Lê Lai. Làm việc với
UBND huyện Thạch An với nội dung trao đổi, đề xuất định hướng phát triển chuỗi
giá trị cây thạch đen, xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ, đa dạng hóa các sản phẩm
từ thạch đen đảm bảo đáp ứng chất lượng, nhu cầu của người tiêu dùng trong và
ngoài tỉnh, xây dựng thương hiệu thạch đen để xuất khẩu ra nước ngoài…